Những năm gần đây, nấm Mối được biết đến là nấm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được thu hái tự nhiên vào mùa mưa ẩm, số lượng ít nên giá thành cao, khoảng hơn 300.000 đ/kg; nấm được thu chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Nam bộ (Bến Tre,…) và Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương,...). Năm 2021, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ‘‘Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nuôi trồng thương phẩm nấm Mối đen (Xerula radicata)’’.
Tên nấm Mối xuất phát từ việc chúng chỉ mọc ở nơi có nhiều mối đất sinh sống, điều kiện mọc của loại nấm này được tạo nên từ phần nước bọt của những con mối đất để lại và gặp thuận lợi sẽ sinh ra nấm bởi độ ẩm được tạo nên khi trời mưa. Có 2 loại nấm Mối là Mối đen và Mối trắng. Từ năm 2010 nấm Mối đen đã được nuôi trồng thành công trong điều kiện nhân tạo.
Nấm Mối trắng (Termitomyces albuminosus)
Nấm Mối đen (Xerula radicata)
Nấm Mối đen (Xerula radicata):
Giới: Fungi
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Agaricomycetes
Bộ: Agaricales
Họ: Physalacriaceae
Chi: Xerula
Một số đặc điểm nhận biết nấm Mối đen:
Nấm Mối đen có thịt bên trong màu trắng, vị ngọt; mọc theo nhóm, đơn lẻ, thân lẻ, ưa nhiệt từ 24-32°C, với các thành phần dinh dưỡng và công dụng khi sử dụng thường xuyên như sau:
Mô phỏng quá trình kích hoạt đại thực bảo bởi beta-glucan hoạt tính (nguồn: Alchetron)
Vì những giá trị tuyệt vời này của nấm Mối đen, năm 2021, Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ‘‘Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nuôi trồng thương phẩm nấm Mối đen (Xerula radicata)’’ với quy mô 2.000 bịch phôi. Nhiệm vụ nhằm các mục tiêu:
Tài liệu tham khảo:
Thu Thủy